Trần nhựa là vật liệu dùng để trang trí nội thất cho rất nhiều công trình hiện nay được rất nhiều người lựa chọn. Được thiết kế phù hợp với trần nhà. Chất liệu chính của nó là nhựa dạng tấm để ốp lên trần nhà và được lắp nối dài nhau. Loại trần nhựa này có trọng lượng khá nhẹ nên dễ thi công, vận chuyển. Bên cạnh đó nó còn chịu được mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mang lại cảm giác mát mẻ. Với cấu tạo cứng cáp, bền chặt đảm bảo có thể cố định được ở trên cao. Với những ưu điểm này cũng không lạ gì mà hiện nay mọi người đều lựa chọn thi công trần nhựa cho công trình của mình.
Nếu bạn cũng đang có nhu cầu thi công trần nhựa và đang tìm kiếm đơn vị thi công chuyên nghiệp. Vậy hãy liên hệ ngay đến Việt Pháp chúng tôi. Việt Pháp chuyên thi công trần nhựa chuyên nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh thành lân cận khác.
Thi công trần nhựa sẽ có 2 cách thực hiện là làm trần chìm và làm trần nổi (trần thả).
Thi công trần nhựa chìm
Trần chìm là loại trần có khung xương ẩn hoàn toàn ở bên trong những tấm nhựa. Nên được gọi là trần chìm. Việc không nhìn thấy được khung xương sẽ giúp cho trần nhà nhìn giống trần bình thường. Bề mặt phẳng, nhẵn sẽ dễ sơn màu hay trang trí lên trần hơn. Trầm chìm mang lại tính thẩm mỹ cao hơn cho không gian ngôi nhà. Trần chìm cũng sẽ chia ra làm 2 loại chính:
Trần phẳng
Khi thi công xong thì bề mặt trần sẽ phẳng vì khung xương nhôm ẩn sâu ở bên trong. Loại trần này không có trang trí họa tiết, việc thi công cũng khá đơn giản.
Ưu điểm
- Thích hợp với những khu vực có diện tích không quá rộng như chung cư
- Mang đến cho gia đình một không gian thoáng mát, rộng rãi đãng.
- Thi công đơn giản, có thời gian lắp đặt nhanh
Nhược điểm
- Không có nhiều mẫu mã, kiểu dáng để khách hàng lựa chọn theo sở thích của mình
Trần giật cấp
Trần giật cấp sẽ chia ra thành nhiều cấp khác nhau. Người thi công có thể tự tạo ra nhiều thiết kế theo nhu cầu, sở thích của chủ nhà
Ưu điểm
- Mẫu mã, kiểu dáng đa dạng khách hàng có thể lựa chọn dễ dàng
- Thích hợp với mọi không gian kiến trúc công trình khác nhau.
- Tính thẩm mỹ cao
Nhược điểm
- Thi công phức tạp, khó hơn trần chìm. Cần phải có tay nghề cao
- Chi phí lắp đặt sẽ cao hơn nhiều so với các loại trần khác
- Nếu có hư hỏng xảy ra phải thay toàn bộ trần làm tốn kém rất nhiều
Trần nổi (thả)
Trần nổi hay còn được gọi là trần thả là trần có kết cấu khung xương trần nổi ra bên ngoài. Phần khung sẽ đỡ những tấm trần.
Ưu điểm
- Trần nhựa nổi đơn giá thi công rẻ hơn so với những loại trần khác
- Trần này có cách thi công đơn giản và nhanh chóng
- Dễ sửa chữa hoặc thay thế
- Che được những đường dây điện những loại ống tốt
- Có nhiều loại trần thả còn có khả năng cách âm tốt
- Trần nhựa nổi có thể lắp đèn và những thiết bị khác lên trần tốt
Nhược điểm
- Khó áp dụng với những không gian nhỏ và hẹp
- Loại trần này không có tính thẩm mỹ cao
- Trần nổi không chắc chắn như những loại trần truyền thống
- Loại trần này cần được vệ sinh và bảo quản kỹ lưỡng mới sử dụng được bền lâu
Cách thi công trần nhựa
Việc thi công lắp đặt trần nhựa cũng khá đơn giản và dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo qua những bước dưới đây:
Bước 1: Xác định kích thước độ cao của trần nhà
- Bạn có thể xác định chiều cao của trần nhà bằng máy Laser hoặc ống divo. Sử dụng bút mực để đánh dấu vị trí trên cột hay vách để có thể xác định được vị trí của thanh viền tường.
Bước 2: Cố định lại thanh viền tường
- Còn tùy thuộc vào từng loại vách mà ta có thể sử dụng búa đóng đinh hoặc khoan để cố định lại thành viên tường vào tường hay vách. Theo độ cao của trần đã xác định từ ban đầu. Có thể đóng đinh hoặc bắt vít theo khoảng cách không vượt 300mm.
Bước 3: Phân chia các ô trần
- Phân chia các ô trên trần để đảm bảo độ rộng của các tấm trần được cân đối. Khung xương của trần thả được chia khoảng cách phù hợp của thanh phụ là 610x610mm hay 600x600mm.
- Đối với sàn bê tông thì dùng máy khoan bê tông để khoan trực tiếp lên sàn liên kết bằng những tia thép pát hai lỗ, tia dây cắt phù hợp bằng với chiều dài trần. Tai dây gắn tender rồi gắn lên pát 2 lỗ. Sau đó thì treo lên sàn bê tông.
Bước 4: Xác định những vị trí treo ty
- Khoảng cách của những điểm treo ty ở trên thanh chính ≤ 1200mm
- Khoảng cách từ vách đến móc thanh chính đầu tiên ≤ 610mm
- Đối với sàn bê tông thì dùng máy khoan bê tông để khoan trực tiếp lên sàn
- Sử dụng pát 2 lỗ và tắc kê nở để liên kết ty treo đã gắn tender theo độ cao của trần đã xác định
- Đối với mái tôn thì ty treo sẽ được liên kết trực tiếp lên xà gồ hay sử dụng pát 2 lỗ
Bước 5: Lắp khung thanh phụ, khung thanh chính
- Gắn đầu ngầm của thanh phụ và thanh chính lại với nhau. Giữa hai thanh chính có khoảng cách là bằng hoặc nhỏ hơn 1220mm
- lắp thanh phụ vào những lỗ mẫu của thanh chính bằng đầu ngầm ở trên 2 thanh. Giữa hai thanh phụ có khoảng cách là bằng hoặc nhỏ hơn 610 mm
- Liên kết thành phụ vào những lỗ mẫu bằng đầu ngầm
Bước 6: Cân chỉnh bộ khung
- Sau khi đã lắp đặt xong thì điều chỉnh lại khung cho ngay ngắn thẳng hàng. Điều chỉnh lại tender cho khung trần đúng độ cao của cột hoặc tường
Bước 7: Lắp tấm trần lên khung
- Sau khi đã điều chỉnh khung xong thì lắp tấm trần lên. Quy cách lắp đặt tấm trần sẽ theo quy cách của khung xương đã được lắp đặt. Cần cân chỉnh sao cho mặt trần phải thật phẳng.
- Cần dùng kẹp để giữ cho những tấm trần có trọng lượng nhẹ (ít nhất là mỗi bên mỗi góc là 1 kẹp
Bài viết trên đây TƯỜNG HUY đã hướng dẫn cách thi công trần nhựa đơn giản và nhanh chóng nhất. Các bạn hãy tham khảo để có thể áp dụng đúng kỹ thuật đặt nhé.
-
Thi công tại khu vực Miền Nam : Đồng Nai , Bình Dương , TP. HCM và các tỉnh lân cận khác .
-
- Nhanh tay nhắn tin hoặc liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua 0394652397 để được tư vẫn kỹ càng hơn nữa . cùng nhau khảo sát , thương lượng và thi công sớm để hoàn thiện cho ngôi nhà của mình
-
rất hân hạnh được phục vụ quý khách !